Quảng Bình: Điều tra vụ việc nữ sinh bị đánh đập, lột áo
Theo nhiều thống kê, sau hơn một thập kỷ ổn định hoặc cải thiện, sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên đã lao dốc vào đầu những năm 2010. Theo đó tỉ lệ trầm cảm, lo âu, tăng đột biến, thậm chí tăng gấp đôi so với thời gian gần đây. Tại sao lại thế? Điều này sẽ được giải đáp trong cuốn Thế hệ lo âu mà tỉ phú Bill Gates chọn là một trong những tác phẩm yêu thích của mình. Trong cuốn sách này, nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt lập luận rằng sự suy giảm các hoạt động chơi tự do trong thời thơ ấu và sự gia tăng việc sử dụng điện thoại thông minh ở thanh thiếu niên chính là hai nguyên nhân chính gây ra căng thẳng tâm lý ngày càng tăng ở giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Z.Theo Haidt, khi các bạn trẻ dần từ bỏ điện thoại bấm nút để chuyển sang điện thoại thông minh với các ứng dụng mạng xã hội, thời gian trực đã tuyến tăng mạnh trong khi ngược lại thời gian giao tiếp trực tiếp với bạn bè và gia đình giảm đi đáng kể, từ đó mà sức khỏe tâm thần cũng suy giảm theo.Dựa trên các nghiên cứu tâm lý và sinh học, Thế hệ lo âu khẳng định có "2 sai lầm lớn mà chúng ta đã mắc phải đó là: Bảo vệ trẻ em quá mức trong thế giới thực (nơi chúng cần học hỏi từ rất nhiều kinh nghiệm trực tiếp) và thiếu bảo vệ trong thế giới ảo (nơi chúng đặc biệt dễ bị tổn thương ở tuổi dậy thì). Đồng thời, tác giả cũng đưa ra 4 cải cách quan trọng, là cơ sở để tạo ra một tuổi thơ khỏe mạnh hơn trong thời đại công nghệ. Đó là: không dùng điện thoại thông minh trước lớp 9 (khoảng 14 tuổi), không dùng mạng xã hội trước 16 tuổi, trường học không có điện thoại, tương tác trực tiếp và vui chơi không bị giám sát để phát triển các kỹ năng xã hội một cách tự nhiên.Từ khi ra mắt, cuốn sách đã tạo được hiện lớn và đánh giá cao. Bill Gates nhận định đây là quyển sách mà bất kỳ người nuôi dạy trẻ nào (kể cả ba mẹ và nhà giáo dục) cũng nên đọc qua bởi ông lo lắng khả năng tư duy phản biện và tập trung của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi công nghệ. Gates chia sẻ: "Haidt giải thích sự thay đổi trong cách trẻ em ngày nay trải qua tuổi thơ, từ nô đùa chạy nhảy đến chỉ dùng điện thoại, tác động khả năng các bé phát triển và xử lý cảm xúc. Tôi đánh giá cao việc tác giả không chỉ nêu ra vấn đề mà còn trình bày giải pháp đáng cân nhắc".Thầy chùa Sáu
Thế nhưng sau đó, Ngọc Nam tự động viên bản thân cộng với sự hỗ trợ tinh thần từ HLV Nguyễn Ngọc Phát. Anh quyết định nghỉ 2 ngày trước khi bước vào ngày thi. Ở những động tác đầu tiên, vì chấn thương mà Nam thực hiện một số động tác lỗi. Song kìm nén nỗi đau và cố gắng phiêu với nhịp điệu bài thi, Nam sau cùng cũng đã thực hiện tốt ở phần còn lại.
Samsung sẽ cung cấp màn hình cho mẫu iPhone gập đầu tiên
Mở màn chương trình là phần hiện sân khấu hóa lễ thiết đại triều Nguyên đán dưới triều Nguyễn. Lễ thiết triều là một nghi lễ triều hội của triều Nguyễn, tổ chức vào ngày mùng một tết với nghi thức thiết đại triều ở điện Thái Hòa và thiết thường triều ở điện Cần Chánh (bên trong Đại nội Huế).Đầu tiên là những nghi thức đại triều ở sân và bên trong điện Thái Hòa. Nhà vua từ điện Cần Chánh ra Đại Cung Môn và lên điện Thái Hòa để thân hành chứng lễ...Trong buổi lễ, các quan sẽ dâng biểu chúc mừng nhà vua một năm mới an khang. Nhà vua sẽ ban ân thánh chỉ thưởng tiền và yến tiệc cho các quan vào đầu năm mới. Hai ống súng lệnh đặt ngoài sân điện Thái Hòa sẽ được bắn lên chào mừng năm mới.Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết, sau khi điện Thái Hòa hoàn thành trùng tu lớn vào năm 2024, dự kiến buổi lễ này sẽ được trung tâm thường xuyên tái hiện vào các dịp đặc biệt trong năm nhằm phục vụ du khách tham quan.Năm du lịch quốc gia và Festival Huế 2025 sẽ được tổ chức với các hoạt động liên tục kéo dài trong suốt năm, theo định hướng 4 mùa, tập trung vào 4 nhóm chương trình với trên 150 sự kiện cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó, có trên 70 sự kiện chính.Bộ VH-TT-DL và các cơ quan T.Ư tổ chức 8 chương trình, sự kiện; TP.Huế chủ trì tổ chức 63 chương trình, sự kiện.Mỗi mùa lễ hội gắn với Năm du lịch quốc gia mang một chủ đề riêng, thể hiện sự đa dạng và phong phú của sắc màu văn hóa, thể hiện sự vươn mình của một cố đô xưa - thành phố trực thuộc trung ương ngày nay hòa quyện trong vận hội mới.Theo đó, lễ hội mùa xuân - "Xuân cố đô": với chuỗi lễ hội cung đình, lễ hội truyền thống, không gian văn hóa tết đặc sắc cùng các hoạt động vui chơi ngày xuân mang đậm dấu ấn kinh đô Huế xưa. Điểm nhấn là Festival võ thuật cố đô lần thứ I, chương trình nghệ thuật khai mạc năm du lịch quốc gia và sự kiện kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế…Lễ hội mùa hạ - "Kinh thành tỏa sáng": tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 với điểm nhấn là chương trình nghệ thuật áo dài và Tuần lễ áo dài cộng đồng.Lễ hội mùa thu - "Huế vào Thu": tổ chức từ tháng 7 đến tháng 9, với điểm nhấn là chương trình Tết Trung thu, bao gồm các hoạt động: Hội đèn lồng quốc tế Huế 2025; Ngày hội quảng diễn lân - sư - rồng, trình diễn lân Huế và Hội rước đèn Trung thu đường phố.Lễ hội mùa đông - "Mùa đông xứ Huế": tổ chức từ tháng 10 đến tháng 12 gồm các chương trình mới tạo cho không khí mùa đông xứ Huế sôi động, ấm áp hơn, đồng thời tạo ra các loại hình vui chơi, giải trí cho du khách thưởng ngoạn trong thời gian lưu lại cố đô Huế. Điểm nhấn là lễ bế mạc năm du lịch quốc gia và Festival âm nhạc quốc tế; chương trình nghệ thuật Countdown - Chào đón năm mới 2026.Năm du lịch quốc gia ngoài là một sự kiện kinh tế - xã hội; văn hóa - du lịch tiêu biểu, còn gắn với kỷ niệm 50 năm giải phóng Huế đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của một thành phố trực thuộc T.Ư. Đây cũng là cơ hội để các di sản văn hóa của Huế được tập trung quảng bá, lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, với hạt nhân là các di sản thế giới tại cố đô.Dịp này, lãnh đạo TP.Huế cũng đã tổ chức tặng hoa cho những du khách đầu tiên "xông đất" Đại nội Huế trong ngày đầu năm mới.
Theo báo cáo đăng trên chuyên san Astronomy & Astrophysics, siêu trái đất vừa được khám phá có tên HD 20794 d, với khối lượng lớn gấp 6 lần trái đất và nằm trong khu vực gọi nôm na là "vùng sống được".Đây là khu vực cách sao trung tâm ở khoảng cách có thể cho phép nước dạng lỏng xuất hiện trên bề mặt hành tinh, từ đó tạo điều kiện cho sự sống sinh sôi.Tuy nhiên, HD 20794 d di chuyển trên quỹ đạo hình ê líp chứ không phải hình tròn, đồng nghĩa khoảng cách giữa hành tinh với sao trung tâm dao động dựa trên vị trí của quỹ đạo. Vì thế, đến thời điểm này các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc xác định liệu có sự sống trên hành tinh hay không.Manh mối về sự tồn tại của siêu trái đất HD 20794 d bắt đầu từ năm 2022, khi tiến sĩ Michael Cretignier của Đại học Oxford’ (Anh) phát hiện một tín hiệu trong lúc kiểm tra dữ liệu được lưu trữ của Đài Thiên văn La Silla ở Chile.Dựa trên thông tin này, một đội ngũ các nhà nghiên cứu quốc tế vào cuộc. Họ phân tích dữ liệu thu thập được từ 2 thập niên quan sát trước khi xác nhận sự tồn tại của hành tinh trên.“Điều hào hứng là việc hành tinh ở gần trái đất (20 năm ánh sáng) mang đến hy vọng cho các sứ mệnh không gian tương lai trong việc chụp được hình ảnh chi tiết hơn về siêu trái đất này", theo tiến sĩ Cretignier.Các nhà nghiên cứu gọi HD 20794 d là trường hợp nghiên cứu thí điểm vô giá cho các dự án tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài hệ mặt trời."Với vị trí của nó nằm trong vùng sống được và gần trái đất, hành tinh có thể đóng vai trò quan trọng trong các sứ mệnh tương lai nhằm xác định các đặc điểm khí quyển của những hành tinh ngoài trái đất để tìm kiếm các dấu hiệu sinh học cho thấy tiềm năng có sự sống", theo nhà nghiên cứu.
'Mối tình' 17 năm ở ngôi trường xinh đẹp nơi phố núi
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.